Khí huyết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể, đảm nhiệm chức năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào, đồng thời đào thải độc tố ra ngoài. Khi khí huyết lưu thông kém, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều vấn đề sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết này sẽ massagechairbenefits cung cấp những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này giúp bạn lấy lại sức khỏe và sự dẻo dai vốn có.
Table of Contents
1. Nguyên nhân khí huyết lưu thông kém
Lưu thông khí huyết là gì? Lưu thông khí huyết là quá trình vận chuyển máu, oxy và dưỡng chất thông qua mạch máu trong cơ thể. Máu chứa oxy và dưỡng chất được bơm từ tim và lưu thông qua các mạch máu để cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho các cơ, mô và cơ quan trong cơ thể.
Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà quá trình này gặp trở ngại nhiều dẫn đến lưu thông khí huyết kém. Dưới đây là một số lý do phổ biến:
1.1. Thành mạch xơ vữa
Thành mạch xơ vữa, hay còn được gọi là xơ vữa động mạch, là một trạng thái bệnh lý mạch máu mà thành của các động mạch bị tích tụ mảng xơ vữa và các tạp chất khác. Một số tạp chất bao gồm mỡ, cholesterol và các tế bào vi khuẩn. Khi xơ vữa tích tụ, nó hình thành các mảng dày và cứng, gây hạn chế lưu thông máu ở các vùng bị ảnh hưởng.
Thêm vào đó, thành mạch xơ vữa gây ra khí huyết lưu thônghttps://massagechairbenefits.com/khi-huyet-luu-thong-kem.html kém bởi vì nó làm hạn chế chức năng của động mạch trong việc cung cấp máu và dưỡng chất cần thiết cho các cơ quan và mô trong cơ thể. Qua đó, dẫn đến tình trạng suy giảm oxy và dưỡng chất của các cơ quan và mô, gây ra các triệu chứng như đau ngực, suy tim, đột quỵ hoặc thậm chí tử vong.
1.2. Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch là một tình trạng bệnh lý liên quan đến tim và mạch máu, gây ra khí huyết không lưu thông trong cơ thể. Có nhiều loại bệnh tim mạch, nhưng phổ biến nhất là bệnh van tim, nhồi máu cơ tim và nhịp tim không đều. Tất cả những bệnh này có thể gây ra sự gián đoạn trong quá trình lưu thông máu và dẫn đến khí huyết lưu thông kém.
Trong đó, bệnh van tim là khi có một hoặc nhiều van không thực hiện tốt các chức năng đóng mở của mình. Van tim có vai trò điều chỉnh luồng máu từ các ngăn tim, và khí van bị hỏng hoặc không đóng mở đúng cách có thể gây ra trở ngại cho dòng máu đu qua.
1.3. Vấn đề về tuổi tác
Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng và gây ra trạng khí huyết lưu thông kém ở người cao tuổi là quá trình gắn kết mảng xơ vữa trên thành mạch máu. Theo thời gian, một số mạch máu có thể bị tích tụ mảng xơ vữa và tạp chất và hạn chế lưu thông lượng máu thông qua chúng.
Hơn nữa, quá trình lão hóa cũng ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các mạch máu, Các mạch máu trở nên cứng và kém linh hoạt hơn, làm giảm khả năng mở rộng và co bóp để điều chỉnh lưu lượng máu. Ngoài ra, khả năng các mạch máu nhỏ hơn mở rộng và co bóp để điều chỉnh lưu lượng máu cũng giảm đi, dẫn đến sự giảm khả năng cung cấp máu cho các cơ quan.
1.4. Đường huyết cao
Khi áp lực máu tăng lên, nó tạo ra một tải lớn cho các mạch máu và gây áp lực lên thành mạch. Theo thời gian, áp lực này có thể làm hư hại và làm cứng mạch máu, làm giảm khả năng mở rộng và co bóp của chúng. Điều này có thể gây ra sự giảm lưu thông máu và mất điều chỉnh lưu lượng máu thông qua các mạch máu. Kết quả là, các cơ quan và mô trong cơ thể không nhận được đủ oxy và dưỡng chất, gây ra sự kém lưu thông khí huyết.
Huyết áp cao cũng có thể gây ra các vấn đề khác trong hệ thống tim mạch. Nó có thể làm tăng khả năng hình thành mảng xơ vữa trên thành mạch máu, gây tắc nghẽn và hạn chế lưu lượng máu. Điều này có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đau ngực và đột quỵ. Huyết áp cao cũng có thể làm yếu tim và làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả, gây ra sự suy giảm lưu lượng máu trong cơ thể.
2. Triệu chứng khi huyết lưu thông kém
Huyết lưu thông kém có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và mức độ của sự kém lưu thông. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này:
- Chuột rút: Khi máu không lưu thông đủ đến các cơ và mô, có thể gây ra đau và chuột rút, thường xảy ra ở chân và đàn tay, nhưng cũng có thể xảy ra ở các khu vực khác của cơ thể.
- Sưng và phù: Sự kém lưu thông có thể gây ra tích nước ở các mô gây ra tình trạng sưng, phù ở chân, chân đùi và bàn tay.
- Màu da thay đổi: Da có thể trở nên mờ, nhợt nhạt hoặc có màu da không đồng đều. Đôi khi, da có thể trở nên xanh hoặc tím tái, biểu hiện cho sự thiếu oxy trong cơ thể.
- Mất cảm giác: Huyết lưu thông kém có thể gây mất cảm giác hoặc cảm giác bị tê liệt trong các khu vực bị ảnh hưởng có thể làm giảm khả năng cảm nhận đau, nhiệt độ và chạm.
- Mệt mỏi và suy nhược: Khi cơ thể không nhận được đủ oxy và dưỡng chất qua máu, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi và suy nhược làm ảnh hưởng đến hiệu suất và sự khỏe mạnh chung của cơ thể.
- Khó thở: Nếu huyết lưu thông kém ảnh hưởng đến cung cấp máu đến phổi, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc thở và có thể có triệu chứng như thở dốc và ngắn hơi.
3. Cách khắc phục tình trạng khí huyết lưu thông kém
Khí huyết không lưu thông là tình trạng máu di chuyển chậm trong cơ thể, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Biểu hiện thường gặp bao gồm tê bì chân tay, chuột rút, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, da xanh xao, thiếu sức sống,… Dưới đây là một số cách giải quyết tình trạng này:
3.1. Ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh là một trong những phương pháp hữu ích giúp giải quyết tình trạng khí huyết lưu thông kém. Một chế độ ăn uống cân đối và giàu chất dinh dưỡng cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, giúp duy trì sức khỏe tim mạch và tăng cường lưu thông máu hiệu quả.
Chế độ ăn uống lành mạnh nên bao gồm nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ giúp giảm mức cholesterol xấu trong máu, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tăng cường độ đàn hồi của mạch máu.
3.2. Tập thể dục đều đặn
Bạn có thể thực hiện các bài tập lưu thông khí huyết, yoga lưu thông khí huyết để tăng cường khả năng bơm máu của tim. Khi chúng ta vận động, tim phải hoạt động mạnh hơn để đẩy máu đi qua các mạch máu và cung cấp dưỡng chất cho các cơ và mô, qua đó giúp mở rộng và tăng cường mạch máu, giảm nguy cơ bị tắc nghẽn và cải thiện sự lưu thông máu trong toàn bộ cơ thể.
Ngoài ra, tập thể dục đều đặn cũng có thể giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bằng cách giảm mỡ cơ thể, tăng cường cường độ và sức mạnh cơ bắp, tập thể dục giúp cải thiện sự lưu thông masum duy trì ổn định và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.
3.3. Massage lưu thông khí huyết
Khi được thực hiện đúng cách, massage hay bấm huyệt lưu thông khí huyết có thể kích thích các mạch máu nhỏ và các mạch máu mới hình thành. Nó giúp tăng cường dòng chảy máu và oxy đến các cơ mô và cơ quan. Đồng thời, massage cũng giúp loại bỏ các chất cặn bã và chất thải từ cơ thể thông qua hệ thống bạch huyết và bài tiết.
Massage cũng có khả năng giãn nở và làm mềm các mô cơ, cải thiện tính linh hoạt và độ đàn hồi của chúng. Khi các cơ và mô mềm được massage, cơ thể sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái, kích thích máu lưu thông giúp giảm căng thẳng, cải thiện và giải quyết tình trạng khí huyết lưu thông kém.
Có thể bạn quan tâm: Massage trị liệu là gì? Những tác dụng của massage trị liệu
Mong rằng những thông tin về khí huyết lưu thông kém trong bài viết này của massagechairbenefits sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích và khắc phục được tình trạng này nhé!