Cuộc sống hiện đại với muôn vàn áp lực khiến con người dễ dàng rơi vào trạng thái căng thẳng, stress. Chúng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất, làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy khi bị stress nên làm gì? Hãy cùng massagechairbenefits tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị stress
Stress là trạng thái tâm lý bị ảnh hưởng do những áp lực, căng thẳng như học hành, công việc, tình yêu,… gây ra. Khi chúng ta gặp phải căng thẳng, cơ thể sẽ có những suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến tâm lý. Tuy nhiên, nếu vấn đề này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống.
1.1. Thay đổi cảm xúc
Cảm giác lo lắng, căng thẳng, khó chịu và dễ cáu gắt là những dấu hiệu thường gặp khi cơ thể trải qua stress. Bạn có thể cảm thấy mất kiên nhẫn, dễ bực mình và khó tập trung vào công việc hàng ngày. Thêm vào đó, chúng ta thường có suy nghĩ tiêu cực, cáu gắt và bực mình nhưng không rõ nguyên nhân.
1.2. Rối loạn giấc ngủ
Bị stress nên làm gì nếu cảm thấy giấc ngủ bị rối loạn? Áp lực, căng thẳng có thể gây ra khó khăn khi vô giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ, thức dậy giữa đêm hoặc ngủ không sâu giấc. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy và không tập trung được dù đã ngủ đủ giờ. Vì thế bạn nên đảm bảo chất lượng giấc ngủ để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
1.3. Ăn không ngon
Vấn đề về tâm lý này có thể ảnh hưởng đến khẩu vị và gây ra vấn đề về ăn uống. Khi cơ thể đang trải qua mức độ căng thẳng cao, nó có thể dẫn đến tình trạng ăn không ngon. Cảm giác lo lắng, áp lực công việc, hay những tình huống khó khăn trong cuộc sống có thể làm mất đi sự thèm ăn và gây ra sự chán ăn.
1.4. Gặp vấn đề về tiêu hóa
Bị stress nên làm gì để không gặp vấn đề về tiêu hóa? Stress có thể gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, ợ nóng, khó tiêu và tiêu chảy. Khi chúng ta đối mặt với tình huống căng thẳng, cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra hormone cortisol, một hormone khiến cơ thể suy nghĩ nhiều điều tiêu cực.
Sự tăng cortisol có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và gây ra những vấn đề khó chịu. Vì thế chúng ta nên ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, táo, hạt chia,…
1.5. Mệt mỏi và mất năng lượng
Tình trạng này có thể gây ra mệt mỏi và mất năng lượng. Khi chúng ta trải qua căng thẳng, cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra hormone cortisol và adrenaline, những chất này đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta. Tuy nhiên, khi mức độ tâm lý này kéo dài, sự tiết ra liên tục của cortisol và adrenaline có thể gây ra các tác động tiêu cực.
1.6. Vấn đề về da
Việc tâm trạng bị căng thẳng có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng và làm da ngày một xấu đi. Khi chúng ta trải qua căng thẳng, làn da sẽ tiết ra nhiều dầu nhờn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tăng nguy cơ mụn trứng cá. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng có thể làm sắc tố khiến da trong tối màu và lão hóa nhanh hơn.
2. Bị stress nên làm gì?
Khi bạn đang trải qua căng thẳng và cảm thấy bị áp lực, bạn có thể làm một số việc sau để cân bằng lại cảm xúc và cuộc sống:
2.1. Tập thể dục
Tập thể dục là một phương pháp hữu hiệu để mang lại cảm giác tích cực và thoải mái. Khi bạn vận động, cơ thể bắt đầu tiết ra endorphin, một loại hormone tự nhiên được biết đến là ‘hormone hạnh phúc’. Endorphin giúp cải thiện tâm trạng, tạo ra cảm giác thoải mái và giảm đau. Bạn nên tham gia vào các hoạt động thể thao yêu thích như đi bơi, chạy bộ, yoga,…
2.2. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đủ và chất lượng đóng vai trò rất quan trọng để tái tạo lại năng lượng cơ thể và hạn chế stress. Chúng ta nên cố gắng ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm và tạo không gian yên tĩnh để cơ thể có thể ngủ sâu giấc hơn. Thêm vào đó bị stress nên làm gì? Bạn nên ngủ trước 11h, đây là thời gian nghỉ ngơi phù hợp và tốt nhất cho cơ thể sau một ngày hoạt động.
2.3. Đi du lịch
Bị stress nên làm gì? Khi cuộc sống trở nên căng thẳng và áp lực vượt quá khả năng chịu đựng, việc đi du lịch sẽ là phương pháp tuyệt vời để giảm bớt áp lực và phục hồi tinh thần. Đi du lịch cũng mang lại cho chúng ta cơ hội để khám phá những nền văn hóa mới, học hỏi và làm quen thêm nhiều người.
Bạn có thể lựa chọn nơi du lịch theo sở thích của mình có thể là một địa điểm yên tĩnh, một nơi nhộn nhịp hay một nền văn hóa mới. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể lựa chọn đi du lịch cùng một vài người bạn để có thể cùng nhau trò chuyện và tận hưởng không gian tại địa điểm du lịch.
2.4. Đọc sách
Đọc sách không chỉ giúp chúng ta thoát khỏi áp lực của cuộc sống, mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác. Trong quá trình đọc, tâm trí được tập trung vào từng trang, từng câu chữ, giúp giảm thiểu suy nghĩ lo lắng và căng thẳng. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn những quyển sách mang thông điệp chữa lành để có thể khiến tâm trạng thoải mái hơn.
Đọc sách không chỉ là hoạt động giải trí, mà còn là phương pháp tự giáo dục và phát triển bản thân. Từ việc tiếp thu kiến thức mới đến việc trau dồi từ vựng và kỹ năng viết, đọc sách là một cách tuyệt vời để chúng ta mở rộng vốn hiểu biết và phát triển tư duy.
2.5. Coi phim
Bật mí thêm cho bạn một gợi ý hữu ích cho vấn đề “Bị stress nên làm gì?” là coi phim. Khi ta chìm đắm trong thế giới, khung cảnh của bộ phim, ta sẽ có cơ hội tạm quên đi những áp lực và lo toan hàng ngày, và thay vào đó, được đắm mình trong những câu chuyện và trải nghiệm của nhân vật.
Không chỉ vậy, xem phim còn giúp chúng ta cảm xúc và kết nối với nhân vật, tạo nên sự đồng cảm với những tình huống và cảm xúc của các tuyến nhân vật trên màn ảnh. Qua đó giúp bản thân chúng ta có thể xả bỏ một phần của chính mình, cảm nhận được sự đồng điệu với câu chuyện.
2.6. Chia sẻ với mọi người xung quanh
Chia sẻ với mọi người là một câu trả lời được cho là tốt nhất của vấn đề “Bị stress nên làm gì?”, bạn có thể trò chuyện với bạn bè, gia đình hay người yêu của mình. Khi ta chia sẻ với họ, ta sẽ tìm kiếm được sự quan tâm, thân thuộc, giá trị và sự hỗ trợ.
Thêm vào đó, chúng ta nên cùng nhau tham gia các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn tối chung, thảo luận về những ngày làm việc hoặc chia sẻ những niềm vui và vấn đề liên quan trong cuộc sống.
Ngoài ra, chúng ta hãy dành thời gian để tạo ra những kỷ niệm và kết nối với bạn bè như tổ chức một ngày đi chơi, dạo chơi hoặc tham gia các hoạt động giải trí cùng nhau. Việc này sẽ giúp ta tận hưởng thời gian bên nhau và chia sẻ những niềm vui sẽ tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ và xây dựng sự gắn kết.
2.7. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ
Bị stress nặng nên làm gì? Nếu bạn nhận thấy bản thân đã quá áp lực, không thể tự giảm căng thẳng cá nhân và giải tỏa chúng. Bạn có thể đến gặp bác sĩ, những người có chuyên môn về tâm lý để kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Thế nhưng bạn nên lựa chọn những cơ sở, bệnh viện và bác sĩ uy tín để đảm bảo được quá trình kiểm kiểm tra và điều trị ăn toàn hơn.
2.8. Thực phẩm giúp tâm trạng tốt hơn
Khi áp lực nhiều người lại tìm đến các món kích thích như bia, rượu, thế nhưng những món này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể của bạn. Vậy bị stress nên ăn gì? Một điều thú vị rằng thực phẩm cũng có thể giúp tâm bạn cải thiện hơn rất nhiều chẳng hạn như cá béo, socola đen, thực phẩm lên men, các loại hạt,…
Bị stress nên làm gì? Ngoài ra, bạn nên xây dựng cho mình thực đơn lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khi cơ thể được nạp đủ năng lượng và dưỡng chất, bộ não sẽ hoạt động tốt và hạn chế sản sinh ra các suy nghĩ tiêu cực.
3. Không nên làm gì khi bị stress?
Ngoài vấn đề “Bị stress nên làm gì” chúng ta còn nên chú ý đến những vấn đề không nên làm khi gặp trường hợp này. Khi chúng ta đối mặt với căng thẳng, chúng ta không nên làm những hành động tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đầu tiên, bạn hãy tránh tự cô lập và cô đơn, khi đó cơ thể thường có xu hướng rút lui, không muốn chia sẻ và tìm sự hỗ trợ từ người khác, điều này sẽ dễ làm bản thân ta cô lập với những người xung quanh.
Tiếp đến, bạn không nên trì hoãn và trốn tránh những vấn đề đang xảy ra. Bởi vì, việc trì hoãn chỉ kéo dài sự căng thẳng và không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Thay vào đó, chúng ta hãy đối mặt với vấn đề một cách kiên nhẫn và dùng các kỹ năng quản lý tâm trạng để tìm giải pháp hiệu quả.
Cuối cùng, bạn nên tránh sự tự trách mình và tự đặt áp lực quá cao. Khi chúng ta bị căng thẳng, thường có xu hướng tự trách mình và cảm thấy rằng chúng ta không đủ tốt. Thay vào đó, bạn hãy trân trọng bản thân và nhớ rằng mọi người đều gặp khó khăn, quan trọng là chúng ta đang cố gắng và học hỏi từ trải nghiệm của mình.
Căng thẳng, áp lực là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta đừng để nó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống của mình. Qua đó, hy vọng bài viết “Bị stress nên làm gì?” sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề về tâm lý đang gặp phải và mang đến tâm trạng tích cực cho bạn.